Những năm gần đây chương trình nông thôn mới đã làm thay đổi hoàn toàn nền nông nghiệp lúa nước ở Việt Nam.chủ trương dồn điền đổi thửa,đưa máy móc công nghệ hiện đại,giống mới vào sản xuất đại trà tạo lên năng suất và sản lượng rất cao.Việc thu hoạch lúa bằng máy móc nên cũng nhanh và đơn giản hơn trước.Một lượng lớn lúa được thu hoạch trong thời gian ngắn.Nhưng cũng chính điều này làm đau đầu bà con nông dân với bài toán bảo quản sau thu hoạch vì luôn phụ thuộc thời tiết và thị trường đầu ra.Trước đây bà con nông dân quen với việc phơi truyền thống gây mất thời gian và diện tích cùng với nhân công mà sản phẩm lúa gạo chưa đạt chất lượng cao.Mà thị trường thì đòi hỏi sản phẩm lúa gạo cung ứng phải đảm bảo chất lượng cao.Vì vậy,công nghệ sau thu hoạch là điều rất quan trọng.việc đầu tư một trang thiết bị nông nghiệp thay thế công việc phơi truyền thống là điều cần thiết.Và chiếc máy làm khô lúa (máy sấy lúa) là một giải pháp tối ưu cho lúa sau khi thu hoạch.với máy sấy lúa thì không những một lượng lớn lúa được làm khô trong thời gian ngắn,còn tiết kiệm chi phí,nhân công,diện tích và không lo thời tiết thất thường,mà sản phẩm lúa gạo luôn đạt chất lượng cao.Sử dụng máy sấy lúa dần hướng chúng ta đến một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại bền vững.
Mạnh dạn áp dụng công nghệ tiến bộ trong sản xuất
Để minh chứng cho nhu cầu sử dụng máy sấy lúa ngày càng lớn của nhà nông hiện nay, chúng tôi đã tiến hành bài khảo sát nho nhỏ ở các vùng đồng bằng và trung du miền núi. Kết quả là hầu hết các hộ gia đình đều chú trọng đầu tư trang thiết bị tiến bộ để phục vụ sản xuất nông nghiệp nhàn và ít rủi ro hơn. Điển hình như gia đình Anh Nguyễn Trọng Mạnh ở Việt Yên, Bắc Giang.
Anh Mạnh chia sẻ, nhận thấy người dân địa phương mỗi khi vào mùa thu hoạch đều lo lắng về thời tiết, có gia đình thì không đủ sân bãi để phơi lúa. Khiến thóc bị mốc, hỏng và bán ra không được giá. Sau khi tham quan mô hình lò sấy lúa ở địa phương khác, Anh Mạnh đã quyết định đầu tư lò sấy, mua máy sấy lúa về giúp bà con sấy thóc. Chỉ có như vậy mới khắc phục được những vấn đề mà bà con còn lo ngại khi đến mùa thu hoạch.
Anh chia sẻ thêm, khi đầu tư máy sấy thóc để phục vụ bà con anh nhận thấy năng suất thóc đạt cao hơn so với phơi phóng truyền thống. Hơn nữa, bình quân mỗi mẻ sấy thóc từ 15-16 tiếng sẽ sấy được 10-12 tấn thóc khô, chất lượng tốt. Trong khi đó, nhiên liệu để sấy một mẻ chỉ hết khoảng 70-100.000 đồng tiền điện và than củi. Và mỗi lần sấy thuê cho bà con anh chỉ lấy công sấy 30.000 đồng/ tạ.

“ Duyên nợ” với nghề nông
Người dân trong thôn chia sẻ với chúng tôi rằng: anh Mạnh là người có “ duyên nợ” với nghề nông. Bởi trước kia anh quyết định đầu tư mua máy sấy lúa về để dùng cho gia đình và làm công cho bà con trong vùng. Nhưng khi khu công nghiệp xây dựng sát thôn thì không mấy nhà làm ruộng nữa. Thấy đất ruộng bằng phẳng bị bỏ phí, anh quyết định thuê lại ruộng của bà con với giá 80kg thóc/năm.
Vụ chiêm xuân vừa rồi anh Mạnh thu hoạch được khoảng 80 tấn thóc, sấy xong bán được giá 500-600.000 đồng/ tạ. Thóc được sấy bằng máy nên đạt chất lượng hơn, gạo cũng đạt và trong hạt hơn rất nhiều. Dần dần anh đầu tư thêm thiết bị để tiết kiệm sức lao động và giảm chi phí, nâng cao chất lượng nông sản.
Hiện tại, mô hình máy sấy lúa của gia đình anh Mạnh là mô hình đầu tiên của huyện đem lại hiệu quả cao cho ngành nông nghiệp. Thu hoạch lúa vào mùa mưa bão, lúa được sấy khô sẽ cho sản lượng tốt hơn, tỷ lệ hao hụt, thất thoát cũng giảm xuống, giúp nâng cao chất lượng hạt lúa.
Nếu bà con có nhu cầu đầu tư mô hình như gia đình anh Mạnh để tăng năng suất, chất lượng lúa sau thu hoạch thì có thể tham khảo các loại máy sấy lúa tại Cơ Điện Toàn Cầu. Đến với chúng tôi, bà con sẽ được tư vấn chi tiết sản phẩm máy sấy phù hợp với điều kiện sân bãi cũng như nhu cầu sử dụng của gia đình. Ngoài ra, bà con còn nhận được nhiều ưu đãi về giá thành, chế độ bảo hành và bảo dưỡng máy dài hạn. Mọi thông tin chi tiết, bà con có thể liên hệ qua hotline của Toàn Cầu để được hỗ trợ nhanh nhất.
.